Trên thực tế, tỷ lệ tiết kiệm của người dân Việt Nam gấp đôi so với phần lớn quốc gia khác, trung bình lên đến gần 50% thu nhập. Trong đó, phần lớn khoản tiết kiệm dùng để tích trữ tài sản và săn BĐS giá rẻ, có tiềm năng tăng giá lớn cũng như chi tiêu cho nhà ở dẫn đến giá nhà ở đây rất cao.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, đã có một làn sóng nhà đầu tư BĐS âm thầm mua vào, chờ nhà đất tăng giá sau dịch.
Theo anh Huy Mạnh – môi giới một sản BĐS tại Hà Nộiđược biết thời gian gần đây số lượng nhà đầu tư BĐS quan tâm tìm hiểu đầu tư BĐS khu vực các quận huyện vùng ven biển đang có xu hướng tăng so với thời điểm cách đây 1-2 năm.
“Nếu như các năm trước, thị trường sôi động nhà đầu tư đổ về các tỉnh nhiều thì thời gian gần đây do tác động của dịch Covid-19, thị trường trầm lắng cùng với việc hạn chế đi lại đã khiến các nhà đầu tư quay đầu quan tâm mạnh mẽ đến thị trường BĐS ven đô”, anh An cho biết.
Anh Mạnh tiết lộ, có điều khá lạ trong khẩu vị nhà đầu tư hiện nay khi chủ yếu quan tâm đến các sản phẩm BĐS ven đô có giao thông kết nối thuận tiện vào khu vực trung tâm. “Nếu như trước đây, các sản phẩm BĐS trung cấp ở các quận, huyện vùng ven mở bán cả năm vẫn ế thì nay cũng với khoảng cách đó, các sản phẩm BĐS cao cấp được quy hoạch trong những đại dự án lại có giao dịch rất tốt”, anh Mạnh cho biết.

Nhận định về những thay đổi trong tư duy nhà đầu tư, Anh Đỗ Quang Huy – Giám đốc sàn giao dịch tại Hà Nội cho biết, dịch Covid-19 đã khiến các kênh đầu tư trên thị trường bị co hẹp lại, giá vàng bất ổn, chứng khoán bấp bênh trong khi đó lãi suất tiết kiệm liên tục giảm đã đẩy dòng tiền đổ về BĐS.
“Nếu quan sát kỹ có thể thấy, trong vòng 3-4 năm trở lại đây giá BĐS tại Hà Nội có tốc độ tăng rất chậm. 5 năm trước, giá nhà tại Hà Nội luôn cao hơn TPHCM khoảng 30% thì hiện nay mặt bằng giá nhà đất tại TPHCM đã vượt xa Hà Nội và cao hơn khoảng 30%. Điều này chứng minh thị trường BĐS Hà Nội còn dư địa tăng giá rất lớn trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm như hiện nay”, anh Huy nhận định.
Quan sát thực tế trên thị trường hiện nay có thể thấy, hiện tại nhà đầu tư BĐS đang bí kênh đầu tư. Ngoài BĐS thủ đô, các nhà đầu tư dòng vốn nhỏ lẻ lại đổ dòng tiền vào thị trường BĐS nghỉ dưỡng, đất nền tỉnh lẻ. Vì dịch bệnh, BĐS nghỉ dưỡng tạm rơi vào trạng thái “ngủ đông”, trong khi đó đất nền tỉnh lẻ, nhất là những tỉnh thành có hạ tầng được đầu tư hiện đại, gần biển như Khánh Hoà, Vũng Tàu,… lại thành đích đến hút dòng tiền mạnh mẽ của giới đầu tư, muốn săn BĐS giá rẻ hoặc có nhiều tiềm năng tăng giá.

Nhận định về xu hướng tích trữ, săn BĐS trong dịch Covid-19 của nhà đầu tư hiện tại, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng giá nhà đất tại Việt Nam tăng liên tục là bởi “truyền thống” tích trữ tài sản của người dân. Tỷ lệ tiết kiệm của người dân Việt Nam trung bình lên đến gần 50% thu nhập, gấp đôi so với phần lớn quốc gia khác. Trong đó, một tỷ lệ tiết kiệm rất lớn dùng để tích trữ tài sản là BĐS và chi tiêu cho nhà ở dẫn đến giá nhà ở đây rất cao.
“Vì thế, BĐS luôn là một kênh đầu tư tiềm năng, ngay cả trong khủng hoảng. Điều nay đã được chứng minh trong cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2008-2011. Và hiện nay dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề kinh tế nhưng vẫn có làn sóng nhà đầu tư BĐS âm thầm mua đất giữ tiền. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nhớ rằng, muốn thu lợi nhuận cao từ BĐS thì phải đầu tư dài hạn, chọn sản phẩm tốt từ những chủ đầu tư lớn, uy tín trên thị trường”, ông Võ nhấn mạnh.
Nguồn: CafeF
Bình luận