Địa Ốc Hưng Vượng phân phối các dự án bất động sản đầu tư cao cấp
  • Trang chủ
  • Dự án tiêu biểu
    • Dự án đất nền ven đô
    • Dự án đất nền ven biển
    • Dự án phát triển
  • Sự kiện
    • Sự kiện nội bộ
    • Sự kiện mở bán
  • Bản Tin Hưng Vượng
  • tin tức
    • Cẩm nang bất động sản
    • Tin tức dự án
  • Về chúng tôi
    • Giới thiệu
    • Đào tạo
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
 
Doanh nghiệp làm đường “phẳng không tì vết” trúng thầu cao tốc Nha Trang – Cam Lâm
Nhiều dự án BĐS công nghiệp Khánh Hoà hấp dẫn giới đầu tư
Bất động sản công nghiệp Khánh Hoà – Xu hướng mới của giới đầu tư
Việt Nam đón làn sóng đầu tư BĐS công nghiệp mạnh nhất 25 năm qua
Nhiều tập đoàn Hàn Quốc muốn đến đầu tư tại Khánh Hoà
Tiếp
Trước
  • 0901469886
  • Địa Ốc Hưng Vượng phân phối các dự án bất động sản đầu tư cao cấp
    • Trang chủ
    • Dự án tiêu biểu
      • Dự án đất nền ven đô
      • Dự án đất nền ven biển
      • Dự án phát triển
    • Sự kiện
      • Sự kiện nội bộ
      • Sự kiện mở bán
    • Bản Tin Hưng Vượng
    • tin tức
      • Cẩm nang bất động sản
      • Tin tức dự án
    • Về chúng tôi
      • Giới thiệu
      • Đào tạo
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ
    Địa Ốc Hưng Vượng phân phối các dự án bất động sản đầu tư cao cấp

    Trang chủ » tin tức » The Economist: Việt Nam lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, nhiều triển vọng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trong đại dịch Covid-19

    The Economist: Việt Nam lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, nhiều triển vọng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trong đại dịch Covid-19

    BTV Địa ốc Hưng Vượng bởi Địa Ốc Hưng Vượng
    20/08/2020
    107 6
    bds viet nam

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy các nền kinh tế mới nổi đang nhanh chóng bắt kịp các quốc gia tiên tiến. Trong đó, Việt Nam được lọt vào top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, nhiều triển vọng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trong đại dịch Covid-19

    Năm 2020 có thể là một năm tệ hại với nhiều biến động ảnh hưởng tới kinh tế, song theo các nhà kinh tế học, nó còn có thể được coi là một năm “hội tụ”. Việc này diễn ra khi các quốc gia nghèo tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia giàu có, qua đó thu hẹp khoảng cách thu nhập. Năm nay có thể khác biệt đôi chút. Hầu như sẽ chẳng có thị trường mới nổi nào đạt tăng trưởng – có thể trừ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam. Nhưng vì các nền kinh tế tiên tiến có thể còn bị tổn hại nhanh hơn nữa, nên khoảng cách giữa các quốc gia sẽ được thu hẹp lại. Trong đại dịch, tương tự như trong cuộc đua nước rút 400m, vòng nguyệt quế sẽ thuộc về người nào ít chậm lại nhất.

    Lần cuối cùng việc thu hẹp khoảng cách tăng trưởng giữa các nền kinh tế diễn ra là vào năm 2013 . Đó là thời điểm diễn ra sự kiện “taper tantrum” chứng kiến sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền các nền kinh tế mới nổi với nỗi lo ngại các nhà đầu tư quốc tế rút vốn.

    Sự kiện này đánh dấu kết thúc của một thập kỷ lạc quan mạnh mẽ ở các thị trường mới nổi, được biểu tượng bởi sự thích thú với nhóm “BRICS” – một từ viết tắt do Goldman Sachs đưa ra, giúp thu hút nhiều nhà đầu tư vào 4 thị trường mới nổi đông dân nhất bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc .

    Ý tưởng rằng các nền kinh tế “phía sau” có thể tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế phát triển lần đầu được đưa ra bởi các nhà lịch sử kinh tế như Alexander Gerschenkron vào những năm 1950 và Moses Abramovitz vào những năm 1970. Lý thuyến này dựa trên giả định rằng việc mô phỏng bắt chước sẽ dễ dàng hơn sáng tạo đổi mới và rằng lợi tức đầu tư sẽ tăng cao khi vốn khan hiếm.

    Mới đây, các nhà kinh tế Dev Patel (Đại học Harvard), Justin Sandefur (Trung tâm Phát triển Toàn cầu), và Arvind Subramanian (Đại học Ashoka) đã khẳng định rằng những bằng chứng về tốc độ tăng trưởng nhanh hơn này tuy khá mờ nhạt trong thời kỳ từ những năm 1970 đến đầu những năm 1990, nhưng đã trở nên rõ rệt và mạnh mẽ hơn nhiều kể từ đó tới nay.

    Các nền kinh tế mới nổi đang dần thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển

    Trong khi dự báo về tương lai phát triển của khối BRICS, Goldman đã đưa ra một phiên bản cẩn trọng hơn đối với lý thuyết của mình, được gọi là sự hội tụ “có điều kiện”. Nói một cách đơn giản  là các nước nghèo sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu, nếu các điều kiện khác giữ nguyên. Các điều kiện khác bao gồm những đặc điểm nhất định của một quốc gia, ví dụ như trình độ giáo dục, mức độ mở đối với thương mại kinh doanh, mức độ thâm nhập của Internet, cùng với 10 đặc điểm khác.

    Giới học thuật thậm chí còn mở rộng phạm vi này lớn hơn nhiều. Theo các chuyên gia Steven Durlauf (Đại học Chicago), Paul Johnson (Đại học Vassar) và Jonathan Temple (chuyên gia kinh tế độc lập), các nhà nghiên cứu đã tìm ra tới 145 yếu tố khả thi có thể ảnh hưởng đến học thuyết nói trên. Danh sách này bao gồm đủ thứ, từ lạm phát và đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tới tôn giáo, thời tiết khắc nghiệt, hay tần suất đọc báo của người dân.

    Goldman giả định rằng các nền kinh tế mới nổi sẽ bắt kịp với mô hình thành công nhất, điển hình như Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế dường như hội tụ với những nền kinh tế lân cận hoặc đồng minh, thay vì hội tụ với những quốc gia hàng đầu thế giới. Trên thực tế, những ví dụ hội tụ hay nhất đến từ trong nội bộ các quốc gia hoặc khối kinh tế. Các tỉnh nghèo của Nhật Bản thường có xu hướng bắt kịp với các tỉnh giàu hơn, cũng như các tỉnh của Canada, các bang của Ấn Độ và trong các khu vực của châu Âu.

    Nếu động lực thúc đẩy hội tụ hoạt động trong các khối này, thì chúng ta sẽ tự hỏi liệu các khối nhóm tương tự khác có tồn tại hay không. Liệu có bất cứ “câu lạc bộ” hội tụ, bất kể giàu hay nghèo, mà trong đó các thành viên đang xích lại gần nhau hơn hay không?

    Trong cuốn sách mới xuất bản gần đây có tên “Global Productivity: Trends, Drivers and Policies” (tạm dịch “Năng suất Toàn cầu: Xu thế, Động lực và Chính sách”), Ngân hàng Thế giới đã sử dụng một thuật toán để phân loại nhiều tổ hợp các quốc gia nhằm tìm kiếm các nhóm có vẻ như đang hội tụ với nhau.

    Dựa trên mức năng suất của 97 nền kinh tế kể từ năm 2000 đến nay, Ngân hàng Thế giới đã xác định được 5 khối. 3 khối ảm đạm nhất bao gồm các quốc gia tương đối nghèo. Khối thứ tư bao gồm một số quốc gia lớn chưa phát huy hết tiềm năng, bao gồm Argentina, Brazil, Indonesia, Mexico và Nam Phi.

    Năng suất lao động của các nền kinh tế mới nổi thành công nhất

    Khối quốc gia thành công nhất bao gồm tất cả các nền kinh tế phát triển, cùng với 16 nền kinh tế mới nổi gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Các thành viên nghèo hơn có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu hơn, ở tốc độ sẽ khiến khoảng cách về năng suất giữa các quốc gia giảm đi một nửa sau mỗi 48 năm.

    Xem thêm: Mua bất động sản tháng “cô hồn”: Nên hay không?

    Vậy điều gì lý giải cho lực hướng tâm hội tụ ở đây? Chắc chắn không phải từ sự gần gũi nhau, khi các quốc gia trải từ Myanmar và Canada tới Phần Lan và Chile. Nhiều thành viên trong nhóm có mức độ đầu tư và thương mại cao, nhưng cũng có nhiều thành viên ở các khối phía dưới có mức độ như vậy. Trình độ giáo dục và sự hiệu quả về quản trị của chính phủ cao hơn mang lại sự khác biệt lớn hơn, ít nhất là khi các quốc gia bắt đầu giai đoạn bám đuổi.

    Phần lớn các thành viên ở khối đầu cũng có thứ hạng cao trong một thang đo về “độ phức tạp” của nền kinh tế. Thang đo này được xây dựng bởi GS Ricardo Hausmann (Đại học Harvard) và PGS Cesar Hidalgo (Viện Công nghệ Massachusetts). Theo đó, những quốc gia được chấm điểm cao hơn nếu các sản phẩm xuất khẩu của họ vừa chiết trung (dung hòa), lại vừa độc đáo, bao gồm nhiều loại sản phẩm đa dạng mà không nhiều nước khác có thể xuất khẩu.

    Nhưng cũng có một số ngoại lệ. Chile nằm ở khối đầu, nhưng nền kinh tế của nước này không quá phức tạp. Điều này có thể lý giải bởi sản phẩm xuất khẩu của họ (đồng, cá hồi, trái cây) trông có vẻ đơn giản nhưng lại được sản xuất, chế biến và đóng gói theo một cách hết sức tinh tế. Ví dụ, những quả cherry tròn đỏ mọng của Chile được lựa chọn cẩn thận và bán tới Trung Quốc như biểu tượng của sự xa hoa.

    Các tác giả viết cuốn sách mới của World Bank lo ngại rằng đại dịch Covid-19 sẽ kìm hãm đầu tư, rút ngắn các chuỗi cung ứng và nuôi dưỡng sự thiển cận, tất cả những yếu tố này đều có thể ngăn trở sự hội tụ. Nhưng đâu đó vẫn có những điểm sáng. Ví dụ, những cơn khủng hoảng có thể thúc đẩy các cải cách cơ cấu, sự thiếu bảo tồn các nguồn vốn lạc hậu trong những thời kỳ đen tối có thể thúc đẩy sự thay thế bằng các công nghệ mới hơn trong quá trình phục hồi.

    Những nhà tiên phong của học thuyết hội tụ hiểu rằng một quốc gia không thể khai thác triệt để những tiến bộ công nghiệp nếu họ cứ tiếp tục theo sát các mô hình sản xuất và tiêu dùng thông thường, hay còn được gọi là “phong tục tập quán”.

    Vì vậy, GS kinh tế Abramovitz tin rằng chiến tranh và các bất ổn chính trị có thể được coi là “trải nghiệm khai thông cơ bản để mở đường cho những con người mới, tổ chức mới và phương thức hoạt động mới”. Những người lạc quan, những người mong chờ sự hội tụ sẽ kéo dài hơn một năm đầy biến động này, cần phải giữ niềm tin rằng đại dịch Covid-19 sẽ mở ra những cải cách mới cho các nền kinh tế.

    Nguồn: CafeF

    Đánh giá bài viết
    Thẻ: bất động sản việt namdịch bệnh covid-19kinh tế việt namnền kinh tế mới nổithị trường bđs việt nam
    Chia sẻ45Tweet28Chia sẻ8Chia sẻPin10
    Bài trước

    Mua bất động sản tháng “cô hồn”: Nên hay không?

    Bài tiếp

    Vì sao BĐS không giảm mà còn tăng trưởng nhẹ trong mùa dịch Covid-19?

    Tin tức Liên quan

    son hai

    Doanh nghiệp làm đường “phẳng không tì vết” trúng thầu cao tốc Nha Trang – Cam Lâm

    kcn khanh hoa

    Nhiều dự án BĐS công nghiệp Khánh Hoà hấp dẫn giới đầu tư

    bđs công nghiệp khánh hoà

    Bất động sản công nghiệp Khánh Hoà – Xu hướng mới của giới đầu tư

    bat dong san cong nghiep

    Việt Nam đón làn sóng đầu tư BĐS công nghiệp mạnh nhất 25 năm qua

    dau tu khanh hoa

    Nhiều tập đoàn Hàn Quốc muốn đến đầu tư tại Khánh Hoà

    bds cong nghiep

    BĐS công nghiệp Việt Nam sắp đón “bão” đầu tư nước ngoài

    Bình luận

    Video

    Giới thiệu về Địa Ốc Hưng Vượng

     

     

    Đăng ký thông tin dự án





      Hotline: 0901469886

      Xem nhiều

      • địa ốc hưng vượng

        Tổng Quan về công ty cổ phần Địa Ốc Hưng Vượng

        18601 chia sẻ
        Chia sẻ 7440 Tweet 4650
      • Đất trồng cây lâu năm có thời hạn và những điều cần biết!

        591 chia sẻ
        Chia sẻ 236 Tweet 148
      • Điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Khánh Hòa phát triển ngành du lịch

        405 chia sẻ
        Chia sẻ 162 Tweet 101
      • [Review] Công ty Địa ốc Hưng Vượng có lừa đảo không?

        941 chia sẻ
        Chia sẻ 376 Tweet 235
      • Chuyển đổi đất trồng lúa lên thổ cư mất bao nhiêu tiền?

        336 chia sẻ
        Chia sẻ 134 Tweet 84
      • Vì sao giới đầu tư “đón đầu” BĐS Cam Lâm (Khánh Hòa)?

        434 chia sẻ
        Chia sẻ 174 Tweet 109
      • Những lưu ý để tránh rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm

        401 chia sẻ
        Chia sẻ 160 Tweet 100
      • Đầm Thủy Triều Cam Lâm (Khánh Hòa) và những con sò huyết

        291 chia sẻ
        Chia sẻ 116 Tweet 73
      • Hưng Vượng Holdings ký kết hợp tác chiến lược với ngân hàng MSB

        311 chia sẻ
        Chia sẻ 124 Tweet 78
      • Thông báo: Thay đổi Tên và Bộ nhận diện thương hiệu Công ty Cổ phần Địa ốc Hưng Vượng

        190 chia sẻ
        Chia sẻ 76 Tweet 48
      logo Hung Vuong Final ai-01 (1)

      Công ty CP Địa ốc Hưng Vượng

      • Tầng 3 toà nhà A, chung cư Sky City số 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
      • 0901469886
      • diaochungvuonghn@gmail.com
      • diaochungvuong.com

      kết nối với chúng tôi

      Văn phòng đại diện tại Hà Nội

      • Địa chỉ: Tầng 3 toà nhà A, chung cư Sky City số 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
      • Mã số thuế: 0314978840-001
      • Số điện thoại: 0901469886

      Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh

      • Địa chỉ: 69/20 Đường D2, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
      • Mã số thuế: 0314978840
      • Số điện thoại: 0903005729
      Đại diện: ông Hoàng Tuấn Anh

      Đăng ký tư vấn





        • Trang chủ
        • Giới thiệu
        • Liên hệ
        • Chính sách bảo mật
        • Tuyển dụng

        Copyright © 2020 - Địa Ốc Hưng Vượng. All Rights Reserved.
        Tất cả nội dung đã được đăng kí giữ bản quyền DMCA. Bất kì website nào đăng tải lại sẽ bị DMCA và Google xóa khỏi danh sách tìm kiếm.
        DMCA.com Protection Status
        Thiết kế YahNuhSee.Com.

        Không có kết quả nào
        Xem tất cả kết quả
        • Trang chủ
        • Dự án tiêu biểu
          • Dự án đất nền ven đô
          • Dự án đất nền ven biển
          • Dự án phát triển
        • Sự kiện
          • Sự kiện nội bộ
          • Sự kiện mở bán
        • Bản Tin Hưng Vượng
        • tin tức
          • Cẩm nang bất động sản
          • Tin tức dự án
        • Về chúng tôi
          • Giới thiệu
          • Đào tạo
        • Tuyển dụng
        • Liên hệ

        Copyright © 2020 - Địa Ốc Hưng Vượng. All Rights Reserved.
        Tất cả nội dung đã được đăng kí giữ bản quyền DMCA. Bất kì website nào đăng tải lại sẽ bị DMCA và Google xóa khỏi danh sách tìm kiếm.
        DMCA.com Protection Status
        Thiết kế YahNuhSee.Com.

        Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

        Quên mật khẩu?

        Điền vào các mẫu dưới đây để đăng ký

        Tất cả các trường được yêu cầu. Đăng nhập

        Lấy lại mật khẩu của bạn

        Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.

        Đăng nhập
        • Trang chủ
        • Chat Zalo
        • Gọi điện
        • Messenger
        • Youtube